1. Tính năng đo nhịp tim trên smartwatch là gì?
Tính năng đo nhịp tim dùng để đưa ra những con số tương đối về số nhịp tim hoạt động trong một phút. Từ đó đưa ra những cảnh báo về nhịp tim nếu nhận thấy sự bất thường.
Nhịp tim thay đổi trong ngày tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt của bạn như ăn uống, vận động thể thao, dọn dẹp nhà cửa,… Khi tập luyện với cường độ mạnh trong một khoảng thời gian dài thì nhịp tim sẽ tăng cao, đây chắc chắn là chỉ số xấu và bạn cần phải cải thiện ngay lập tức.
2. Tính năng đo nhịp tim hoạt động như thế nào?
Nếu chiếc smartwatch của bạn hỗ trợ tính năng đo nhịp tim, thì ở mặt dưới sẽ được trang bị cụm cảm biến hồng ngoại lục sắc. Các nhà sản xuất smartwatch cho biết rằng vì máu màu đỏ nên sẽ phản xạ ánh sáng đỏ và hấp thụ ánh sáng xanh lục.
Đèn LED xanh lục đi kèm với diode cảm quang độ nhạy cao sẽ phát hiện ra lượng máu chảy qua mạch ở cổ tay tại một thời điểm cụ thể. Khi tim bạn đập, lượng máu chảy qua cổ tay tăng lên, ánh sáng xanh bị hấp thụ nhiều hơn.
Đèn LED sẽ chớp hàng trăm lần mỗi giây nhằm tính toán số lần tim đập mỗi phút và đó chính là kết quả nhịp tim của người dùng.
3. Tính năng đo nhịp tim cảnh báo với người dùng khi nào?
Nhịp tim có thể khác nhau ở mỗi người tùy vào thể trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính,… Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim trung bình giao động từ 60 – 100 nhịp mỗi phút.
Thông thường, người càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, họ có chế độ tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi theo hợp lý nên thường nhịp tim của họ giao động từ 40 – 60 nhịp / phút.
Tính năng đo nhịp tim sẽ cảnh báo với người dùng khi nhịp tim của họ vượt quá chuẩn bình thường, hay bị hạ một cách đột ngột trong một thời gian không hoạt động tối thiểu 10 phút. Lúc này smartwatch sẽ cảnh báo với người dùng để có những biện pháp can thiệp kịp thời.